Nghi thức nhập quan trong tang lễ Công Giáo

nhập quan đạo Công Giao

Nằm trong chuyên mục “Cẩm nang tang lễ” trong bài viết này mời bạn đọc cùng Sala Garden tìm hiểu về nghi thức nhập quan trong tang lễ của người theo đạo Công Giáo.

Đây có thể nói là một trong những nghi lễ bắt buộc nằm trong nghi thức tang lễ của bất cứ hình thức tôn giáo nào. Tuy có thể khác nhau ở quy trình song đều tương đồng nhau về hình thức và ý nghĩa mang lại.

Nhập quan là gì?

Nhập quan là một nghi lễ trong tang lễ truyền thống của người Việt Nam, liên quan đến việc đặt thi thể người đã khuất vào trong quan tài (hoặc áo quan). Đây là một phần quan trọng trong quy trình tang lễ và thường được thực hiện với nhiều nghi thức và phong tục để thể hiện lòng tôn kính với người đã mất.

Trình tự nghi lễ nhập quan

  1. Tẩy uế: Trước khi nhập quan, thi thể người đã khuất thường được tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới, và có thể được bôi các loại thảo dược để tránh mùi.
  2. Quấn khăn và mặc đồ: Thi thể được quấn khăn (thường là vải trắng) và mặc bộ trang phục mới. Tùy theo phong tục của từng vùng, việc này có thể khác nhau.
  3. Đặt thi thể lên bàn: Thi thể được đặt trên bàn hoặc giường trước khi nhập quan. Trong lúc này, gia đình và người thân có thể tụng kinh, cầu nguyện hoặc làm các nghi lễ tôn giáo khác.
  4. Đặt thi thể vào quan tài: Sau khi đã chuẩn bị xong, người chủ trì tang lễ (thường là thầy cúng hoặc người cao niên trong gia đình) sẽ tiến hành đặt thi thể vào trong quan tài.
  5. Lót quan tài: Bên trong quan tài thường được lót bằng các loại vải như vải đỏ hoặc vàng, tùy thuộc vào phong tục từng nơi.
  6. Đặt vật phẩm cùng thi thể: Một số vật phẩm như tiền giấy, vàng mã, hoặc các vật dụng cá nhân của người quá cố có thể được đặt cùng thi thể trong quan tài.
  7. Đóng nắp quan tài: Sau khi thi thể đã được đặt vào trong quan tài, nắp quan tài sẽ được đóng lại và thường được niêm phong bằng các vật dụng như băng keo, đinh, hoặc dây vải.
nghi thức nhập quan
Nghi thức nhập quan đã có từ rất lâu

Giờ nhập quan là khi nào?

Giờ nhập quan thường được chọn dựa trên giờ tốt, phù hợp với tuổi của người đã khuất và phong thủy của gia đình. Việc chọn giờ nhập quan thường do thầy cúng hoặc người có kinh nghiệm trong gia đình đảm nhận.

Việc chọn giờ nhập quan có thể khác nhau tùy theo từng vùng miền và tín ngưỡng của mỗi gia đình. Tuy nhiên trong nghi thức tang lễ đạo Công Giáo thì giờ nhập quan thường được thực hiện vào ban đêm.

Nghi lễ nhập quan trong đạo Công Giáo

Linh mục mặc áo các phép, dây stola tím (hay trắng), và có thể mặc áo choàng, đi với các người giúp lễ mang thánh giá và nước thánh đến nhà tang.

1. Lời nguyện mở đầu

  • Linh mục: Nhân danh Cha và Con  †  và Thánh Thần.
  • Cộng đồng: Amen. 
  • Lm: Chúa ở cùng anh chị em. 
  • Cđ: Và ở cùng Cha.
  • Lm: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.

Lạy Chúa, Chúa đón nhận lời cầu khẩn chân thành và Chúa biết cả những điều chúng con thầm mong ước. Chúng con cầu xin Chúa thương đến người anh (chị) em chúng con mới lìa bỏ trần gian. Ước gì OBACE T. được sống bên Chúa, được vui hưởng bình an với tất cả những ai Chúa đã gọi vào Nước Trời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Cộng đồng đáp: Amen.

Mở đầu nghi thức nhập quan trong đạo Công Giáo

2. Hát bài thánh ca “Từ Vực Sâu”

Điệp khúc: Từ vực sâu u tối, con cầu xin Chúa Chúa ơi! Từ vực sâu thương đau con đợi trông Chúa nhậm lời. 

  1. Nếu Chúa chấp tội Chúa ơi, nào ai đứng vững thảnh thơi. Nhưng Cha khoan hồng thứ tha khiến muôn dân luôn tin thờ.
  2. Con luôn trông cậy Chúa con, hồn con tha thiết cậy tin. Con luôn trông cậy Chúa con vững tâm tin lời đoan nguyền.
  3. Hơn quân canh đợi ánh dương, hồn con trông Chúa nào ngơi. Hơn quân canh đợi ánh dương, Ích – Diên mong đợi Chúa Trời.
  4. Nơi Gia – vê đầy thánh ân, tràn ơn cứu rỗi huyền linh. Gia – vê sẽ chuộc Ích – Diên, cứu cho thoát khỏi tội tình.

3. Đọc một đoạn lời Chúa

Linh mục hoặc người chủ trì có thể chọn một trong hai bài sau đây đều được.

Bài trích thơ Thánh Phaolo Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, không ai trong chúng ta được sống cho mình,và cũng không ai chết cho mình.Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa. Vì lẽ ấy, nếu Đức Kitô đã chết và sống lại, là để cai trị kẻ sống và kẻ chết. Vì tất cả chúng ta đều sẽ phải ra trước tòa án của Đức Kitô, bởi có lời chép: “Chúa phán: Ta lấy sự sống Ta mà thề rằng: mọi đầu gối sẽ phải quỳ lạy Ta, và mọi miệng lưỡi sẽ ngợi khen Thiên Chúa”. Vì vậy, mỗi người chúng ta sẽ phải trả lẽ về chính mình với Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa. 

Hoặc có thể sử dụng bài trích thơ thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi cho Timôthêô.

Con thân mến, con hãy nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô bởi dòng dõi Đavit đã từ cõi chết sống lại, theo như Tin mừng cha rao giảng. Vì Tin mừng đó mà cha phải đau khổ đến phải chịu xiềng xích như một kẻ gian ác, nhưng lời của Thiên Chúa đâu có bị xiềng xích. Vì thế, Cha cam chịu mọi sự vì những kẻ được tuyển chọn, để họ được hưởng ơn cứu độ, cùng với vinh quang trên trời trong Đức Giêsu Kitô. Đây cha nói thật: Nếu chúng ta cùng chết với Người, thì chúng ta cũng sẽ cùng được sống với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Người. Nếu chúng ta chối bỏ Người, thì Người cũng sẽ chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta không tin Người, Người vẫn trung thành, vì Người không thể chối bỏ chính mình Người.

Đó là lời Chúa. 

4. Lời nguyện cộng đoàn

Lời nguyện 1:

Linh mục:  Anh chị em thân mến, chúng ta hãy thành khẩn cầu xin Thiên Chúa là Cha Toàn  Năng, đã làm cho Chúa Kitô, Con của Người, từ cõi chết sống lại, ban ơn cứu độ cho kẻ sống cũng như người đã qua đời.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho người quá cố là OBACE T. xưa kia nhờ phép Rửa tội, đã tiếp nhận mầm sống vĩnh cửu, được hợp đoàn cùng các thánh trên chốn đời đời. Chúng con cầu xin Chúa.

Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con. 

Lời nguyện 2:

  • Linh mục: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho người anh (chị) em này, đã đón rước Mình Chúa Kitô là bánh hằng sống, được Chúa cho sống lại trong ngày sau hết. Chúng con cầu xin Chúa.
  • Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Lời nguyện 3:

  • Linh mục: Chúng ta hãy cầu xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi mà OBACE T. đã sai phạm vì sự mỏng giòn của loài người, để người anh (chị) em này, được xứng đáng hưởng hạnh phúc cùng các thánh trên thiên đàng. Chúng con cầu xin Chúa.
  • Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Lời nguyện 4:

  • Linh mục: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi người đã an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, được chiêm ngưỡng ánh sáng tôn nhan Chúa muôn đời. Chúng con cầu xin Chúa.
  • Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Lời nguyện 5:

  • Linh mục: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho anh chị em chúng ta đang họp nhau nơi đây trong niềm tin, được Chúa cho đoàn tụ trong vinh quang Nước Chúa. Chúng con cầu xin Chúa.
  • Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Đọc lời nguyện trong nghi thức nhập quan đạo Công Giáo

5. Đọc kinh lạy cha

Linh mục: Giờ đây chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Thiên Chúa, như Chúa Giêsu Kitô đã dạy chúng ta.

Và cộng đồng cùng đọc xướng bài kinh Lạy Cha cho đến khi kết thúc bài kinh.

6. Làm phép thi hài

Tiếp đến trong trình tự làm phép nhập quan đạo Công Giáo thì Linh mục sẽ tiến hành làm phép thi hài.

Linh mục: Chúa ở cùng anh chị em.

Cộng đồng đáp: Và ở cùng Cha.

  1. Linh mục: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
  2. Lạy Chúa, Chúa đã biểu lộ tình thương mãnh liệt, khi cho Con Chúa là Đức Giêsu Kitô xuống thế chịu khổ hình thập giá vì chúng con. Giờ đây, chúng con cậy vào lòng nhân từ và quyền năng của Chúa, mà xin cho người anh (chị) em của chúng con được chia sẻ vinh quang với Đức Kitô, Đấng đã chiến thắng sự chết, và xin cho OBACE T. được tham dự vào đời sống phục sinh của Người đến muôn đời.
  3. Cộng đồng đáp : Amen.

Linh mục rảy nước thánh trên thi hài.

Cùng lúc đang rảy thì người khởi xướng, chủ trì hỗ trợ nha xứ có thể cất lên bài hát “CHÚA NHÂN TỪ” để cộng đồng người tham dự cùng hát theo.

7. Làm phép quan tài

Sau khi đã rẩy nước thánh làm phép thi hài thì Linh mục sẽ tiến hành làm phép quan tài. Thứ tự theo các bước bên dưới

  1. Linh mục:  Chúa ở cùng anh chị em.
  2. Cộng đoàn: Và ở cùng Cha.
  3. Linh mục: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, khi tác thành vũ trụ hữu hình, Chúa đã ban phúc cho tất cả. Khi Ngôi Lời Nhập Thể, Chúa còn thánh hóa cách lạ lùng hơn. Cúi xin Chúa chúc † phúc cho chiếc quan tài này, để trở nên nhà tạm cho thân xác OBACE T., trong lúc chờ đợi ngày quang lâm huy hoàng của Đức Kitô, đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần. Người hằng sống hằng trị muôn đời.

Cộng đoàn đáp: Amen.

Linh mục rảy nước thánh trên quan tài. và Cộng đoàn cùng đọc kinh vực sâu.

8. Thực hiện liệm xác

Là khâu cuối cùng trong nghi lễ nhập quan của đạo Công Giáo. Đang khi nhập quan, cộng đoàn hát hai bài sau:

  1. Trong gian Truân: “Trong gian truân con đã kêu cầu, và Chua đã đáp…”
  2. Từ bây giờ

9. Đọc kinh kết thúc buổi lễ nhập quan

Để kết thúc trọn vẹn nghi lễ nhập quan cho người vừa mới mất đạo Công Giáo thì sau khi liệm xác thì cả động đoàn cùng đọc KINH TRÔNG CẬY làm DẤU THÁNH GIÁ.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết mà đội ngũ nghĩa trang Sala Garden cung cấp sẽ giúp độc giả hoặc cho những ai đang tìm hiểu thông tin về nghi lễ nhập quan đạo Công Giáo một quy trình chuẩn và bài bản.

Có thể có một vài thiếu sót trong lúc biên soạn nên đội ngũ rất mong nhận được sự đóng góp chung của đọc giả ở bài viết trên.

Hiện nay tại Sala Garden là hoa viên nghĩa trang sinh thái được quy hoạch bài bản và có cả khu mộ dành cho tất cả các tôn giáo bao gồm Công Giáo. Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm mộ hoặc dịch vụ tang lễ trọn gói tại TPHCM thì có thể liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng để được hỗ trợ tốt nhất

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !